Menu
logo
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Trang chủ / CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Bình chữa cháy nào cho phòng máy chủ?  

  • Đặc điểm của phòng máy là nhiều dữ liệu và thiết bị linh kiện điện tử đắt tiền chính vì vậy việc bảo đảm cho những thiết bị phòng máy chủ này cũng là điều cần lưu tâm. Chính vì vậy bình cứu hỏa khí CO2 chính là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra đối với những hệ thống phòng máy lớn cách biệt bạn nên áp dụng hệ thống chữa cháy tự động bằng khí như FM-200 cho phòng máy của mình để đạt hiệu quả phòn cháy chữa cháy cao nhất tối ưu nhất.

Bình chữa cháy nào cho dầu mỡ, dầu ăn, nhà hàng?  

  • Dầu mỡ, dầu ăn, các chất béo được xếp vào Class F đám cháy thường diễn ra trong nhà bếp. Những đám cháy này được khuyên nên sử dụng bình chữa cháy hóa chất ướt. Hóa chất trong bình sẽ phản ứng hóa học với dầu mỡ tạo thành bọt xà phòng khiến đám cháy nhanh chóng được dập tắt.

Bình chữa cháy có nên để ngoài trời không?  
  • Không nên để bình cứu hỏa ngoài trời, với thời tiết nhiệt đới tại Việt Nam việc để bình chữa cháy ngoài trời sẽ gây những hỏng hóc và hao mòn cho bình. Ngoài ra theo khuyến cáo từ nhà sản xuất không nên để bình chữa cháy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, những nơi có nhiệt độ trên 55 độ C trong thời gian dài, những nơi dễ va đập. Tốt nhất bạn nên để bình chữa cháy trên giá treo hoặc trong hộp, tủ chữa cháy cũng những thiết bị PCCC khác.
Quy định bao nhiêu m2 1 bình chữa cháy?  

  • Quy định bao nhiêu m2 1 bình chữa cháy vẫn chưa được áp dụng mà cần tùy theo từng khu vực lắp đặt. Tuy nhiên, thông thường thì 50m2 có thể trang bị 1 bình chữa cháy xách tay là tối thiểu và nếu có điều kiện có thể trang bị thêm nếu như có nhiều thiết bị, dụng cụ có khả năng cháy nổ cao. Một số công trình lớn cần lắp hệ thống thì cần lắp đặt theo quy định của cơ quan PCCC

Tại sao không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu?  

  • Xăng dầu có đặc tính nhẹ hơn nước nên khi gặp nước nó sẽ nổi lên trên bề mặt nước. Khi sử dụng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu thì không những không hiệu quả mà thậm chí đám cháy còn lan rộng hơn do lớp xăng dầu sẽ nổi trên nước và cháy lan theo dòng nước chảy. 
  • Vì vậy, không nên sử dụng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu mà thay vào đó nên dùng cát hoặc các loại bình chữa cháy chuyên dụng như bình chữa cháy bột abc hafico, bình chữa cháy CO2 Hafico hay bình chữa cháy bọt Foam Hafico... 

Bình chữa cháy có thể được tái sử dụng được không?  

  • Các loại bình chữa cháy như bình bột và bình khí CO2, bình bọt Foam hay bình chữa cháy đa năng gốc nước hoàn toàn có thể được tái sử dụng, sạc nạp lại tuy nhiên theo nhà sản xuất số lần nạp sạc lại tối đa là 5 lần để bảo đảm bình không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.

Tại sao bình chữa cháy có màu đỏ?  

  • Màu sơn đỏ chống gỉ của bình phòng cháy chữa cháy là màu được quy định chung của các thiết bị PCCC. Đây là màu nổi bật dễ nhận biết từ mắt người tạo sự chú ý mô tả lên sự nguy hiểm hay khẩn cấp. Ngoài ra theo vật lý thì đây là màu ít bị khúc xạ ánh sáng nhất.

Không có bình chữa cháy sẽ bị phạt bao nhiêu?  

  • Việc xử phạt vì không có bình chữa cháy phụ thuộc vào quy định của từng địa phương và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo Luật Phòng cháy và Chữa cháy của Việt Nam, các tổ chức, cá nhân không đáp ứng đủ các yêu cầu về PCCC có thể bị phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm và thiệt hại gây ra.

PCCC là gì?  
  • PCCC là viết tắt của "Phòng Cháy và Chữa Cháy", là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực an toàn, bảo vệ môi trường và bảo vệ con người trước các sự cố cháy nổ. PCCC bao gồm tổ hợp các biện pháp, kỹ thuật, và quy định nhằm mục đích ngăn chặn sự phát sinh và lan rộng của hỏa hoạn, đồng thời triển khai các phương án hiệu quả để kiểm soát và dập tắt cháy nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
  • Ở Việt Nam, lĩnh vực an toàn phòng cháy và chữa cháy được quản lý và giám sát chủ yếu bởi Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy. Cảnh sát PCCC là một bộ phận của Bộ Công an Việt Nam, chịu trách nhiệm về việc phòng ngừa, giám sát, và phản ứng đối với các vấn đề liên quan đến hỏa hoạn và sự cố cháy nổ. Cơ quan này thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như kiểm tra, tư vấn, và cấp phép liên quan đến an toàn PCCC cho các tổ chức, doanh nghiệp, và cá nhân, cũng như tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho cộng đồng.

An toàn phòng cháy và chữa cháy tại Việt Nam được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật sau đây:

1.Luật Phòng cháy và Chữa cháy: Luật số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 10 năm 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013.  Đây là văn bản pháp luật cơ bản và quan trọng nhất, cung cấp khung pháp lý tổng thể cho công tác PCCC, bao gồm các quy định về biện pháp phòng ngừa, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác PCCC, và xử lý vi phạm.

2.Nghị định của Chính phủ: Các nghị định thường được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật PCCC, quy định chi tiết về các biện pháp an toàn, quy định kỹ thuật, và trách nhiệm của các bên liên quan.  Đáng chú ý nhất là Nghị định số 136/2020/NĐ – CP.

3.Thông tư của Bộ Công an: Bộ Công an, thông qua Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn Cứu hộ, ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể về triển khai thực hiện các quy định của luật và nghị định liên quan đến PCCC, bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn PCCC.

4.Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến PCCC: Các quy chuẩn và tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế, xây dựng, và vận hành các công trình nhằm đảm bảo an toàn PCCC.  Những tiêu chuẩn, quy chuẩn đáng chú ý nhất là:  QCVN 02, QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 5738 và TCVN 7336.

Các văn bản pháp luật này tạo nên một hệ thống pháp lý toàn diện, nhằm mục đích nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác PCCC, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, hậu quả do cháy, nổ gây ra.

Vì sao nên để bình chữa trên trên oto ?  
  • Bình cứu hỏa hoàn toàn có thể để trong xe ô tô ở những nơi dễ lấy, giúp dập tắt đám cháy kịp thời. Tuy nhiên cần tránh để bình ở những vị trí bị ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc trong xe khi nhiệt độ trong xe có thể lên hơn 60 độ C trong thời gian dài.
Tại sao bình chữa cháy lại thường có màu đỏ ?  
  • Màu sơn đỏ chống gỉ của bình phòng cháy chữa cháy là màu được quy định chung của các thiết bị PCCC. Đây là màu nổi bật dễ nhận biết từ mắt người tạo sự chú ý mô tả lên sự nguy hiểm hay khẩn cấp. Ngoài ra theo vật lý thì đây là màu ít bị khúc xạ ánh sáng nhất.
Tại sao bình chữa cháy co2 không có đồng hồ?  
  • Bình chữa cháy CO2 có thể dễ dàng phân biệt với bình chữa cháy bột vì nó không có đồng hồ. Nguyên nhân bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ là do đồng hồ đo áp suất phải được dẫn vào bình và khi đó khí CO2 được làm lạnh sẽ làm mờ đồng hồ nên không thể theo dõi được. Phương pháp cân bình sẽ được thay thế để biết được bình có còn dùng được không.
Định kỳ kiểm tra bình chữa cháy là mấy tháng 1 lần?  
  • Theo quy định của cơ quan pccc thì bình chữa cháy cần được bảo trì sau 12 tháng sử dụng đối với bình mới mua lần đầu và sau 6 tháng sử dụng đối với bình đã qua nạp xạc. Tuy nhiên, có thể tự tiến hành kiểm tra định kỳ khoảng 1 tháng 1 lần để có thể phát hiện các hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo khả năng chữa cháy của bình luôn trong tình trạng sẵn sàng.
Khi nào tôi nên sử dụng bình chữa cháy?  
  • Nếu bạn cố sử dụng bình chữa cháy để dập một đám cháy mà đám cháy không bị dập ngay, hãy bỏ bình chữa cháy xuống mà thoát ra ngoài.
  • Hầu hết các bình chữa cháy lưu động sẽ cạn trong vòng tám đến mười giây. Bình chữa cháy chỉ hữu dụng nếu là đám cháy nhỏ và chỉ bám vào một đồ vật duy nhất, chẳng hạn như giỏ rác.
  • Không được sử dụng để dập đám cháy lớn.
  • Không được sử dụng nếu đang thoát ra hoặc việc sử dụng bình chữa cháy đồng nghĩa với việc đám cháy nằm giữa bạn và lối thoát hiểm.
Tôi nên để bình chữa cháy ở đâu?  
  • Bạn phải để bình chữa cháy ở một nơi bạn có thể thoát ra dễ dàng nếu bạn thấy đám cháy quá nguy hiểm, vậy nên hãy lắp nó gần lối thoát hiểm, trên tầm với của trẻ em.
Làm sao tôi biết được bình chữa cháy đã hết hạn sử dụng?  

Cách nhận biết các bình chữa cháy bị hết hạn sử dụng như sau:

  • Bình để lâu quá hạn bảo hành.
  • Bình đã đưa ra sử dụng.
  • Bình đã mất chốt niêm phong.
  • Bình bị tụt áp ( Có thể xem kim đồng hồ áp suất hiển thị )

Tôi có nên nạp lại bình chữa cháy sau khi sử dụng hay không?  
  • Bình chữa cháy cần phải được sả hoàn toàn, làm sạch, kiểm tra và nạp lại sau mỗi lần sử dụng hoặc trong các cuộc kiểm tra định kì.
  • Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh bằng việc duy trì khả năng chữa cháy hiệu quả của bình chữa cháy là việc bạn nên làm.
Ký hiệu và phân loại các loại đám cháy  

Căn cứ vào trạng thái của chất cháy mà người ta phân loại các đám hỏa hoạn theo các kí hiệu khác nhau: 

  • Ký hiệu A: do chất cháy rắn gây ra, có thể do gỗ, giấy, rác… 
  • Ký hiệu B: do các chất cháy lỏng như xăng, cồn, rượu… tạo thành. 
  • Ký hiệu C: do chất cháy khí tạo nên, như hiđro, axetilen, khí gas.
  • Ký hiệu D: đám cháy được gây nên bởi kim loại và hợp kim dễ cháy.
  • Ký hiệu E: điện chập mạch, đoản mạch...
  • Ký hiệu F: Đám cháy liên quan tới dầu mỡ,...
Bình chữa cháy của Hafico có ưu điểm gì?  
  • Mẫu mã đẹp.
  • Giá thành rẻ.
  • Sản xuất trên dây chuyền hiện đại made in Việt Nam.
  • Bảo hành lên tới 5 năm với sản phẩm cao cấp.
  • Dịch vụ giao hàng tận nơi, nhanh chóng.
Mua bình chữa cháy của Hafico ở đâu?  

Bạn có thể mua tại các địa điểm sau hoặc mua tại các đại lý ủy quyền trên toàn quốc

TRỤ SỞ CHÍNH - CHI NHÁNH MIỀN BẮC

Số 20 Ngụy Như Kon Tum, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

0246 295 6888

CHI NHÁNH MIỀN NAM - TP.HCM

Tầng 3 số 7 Lê Thị Riêng, P. Thới An, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh

0286 685 6888

NHÀ MÁY SẢN XUẤT

CCN Gia Xuyên, xã Gia Xuyên, TP. Hải Dương , T. Hải Dương, Việt Nam

0359 114 114 - 1900 8114

Trên thị trường hiện nay có những loại bình cứu hỏa nào?  
  • Bình chữa cháy bột ABC
  • Bình chữa cháy bột mịn BC
  • Bình chữa cháy khí CO2
  • Bình chữa cháy bọt Foam
  • Bình chữa cháy đa năng gốc nước
  • Bình chữa cháy pin lithium-ion
  • Bình chữa cháy hoá chất ướt
Cháy là gì. Nguyên nhân và cấu tạo của sự cháy?  
  • Cháy là một hiện tượng xảy ra rất đa dạng và phức tạp. Bản chất của sự cháy hiện nay đã được các nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu rất kỹ lưỡng. 
  • Theo Wikipedia, cháy là quá trình phản ứng oxi hóa khử nhiệt độ cao giữa chất đốt và chất oxi hóa, tạo ra các sản phẩm dạng hơi, trong một hỗn hợp gọi là khói và bụi. Sự cháy sẽ tạo ra ngọn lửa lớn và lượng nhiệt lượng cao. 
  • Để hình thành sự cháy, cần thiết phải có ba yếu tố gồm chất cháy, oxi và nhiệt độ cháy. Tuy nhiên, để sự cháy có thể diễn ra, phải đảm bảo 3 điều kiện sau:
  1. Lượng oxi cần thiết phải lớn hơn 14%.
  2. Nhiệt lượng cần phải đạt được tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.
  3. Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố trên đủ lâu để có thể xuất hiện sự cháy.





19008114

170835342785669

4234006295758103658